THÔN NỘI LANG TÂY
SỰ TÍCH CHÙA TÂY QUANG
XÃ NAM HẢI, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
Nam Hải là xã nằm ở phía Nam huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, diện tích tự nhiên 4 km2; dân số gần 11 nghìn khẩu.
Về cơ sở tôn giáo: xã có 5 ngôi chùa; 2 nhà sứ họ đạo; 5 ngôi đền; 3 nhà thờ họ giáo...
Trong 5 ngôi chùa trong xã, riêng chùa Tây quang được UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận là Di tích lịch sử văn hóa tháng 5/1998.
Chùa Tây quang có lịch sử lâu đời, cụ thể:
Theo lịch sử truyền lại: Trước kia khu vực chùa Tây quang hiện nay là bãi Biển nằm cạnh một cái lạch nước chảy tự nhiên... hàng năm cứ mùa bão lũ về, ở đây lại phải đón những sản phẩm từ bão lũ theo dòng thượng nguồn chuyển về...
Trong những lần như thế diễn ra, nhân dân địa phương lúc đó phát hiện trên dòng nước chảy ấy có một pho tượng trôi trên dòng nước lũ và đến khu gò đất đó dừng lại. Thấy thế, nhân dân địa phương vớt ngôi tượng dạt vào gò đất ấy lên đắp bệ để thờ và đặt tên là "Chùa Nổi" (nay gọi là chùa Tây quang).
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, trong trận càn "Con Trâu", giặc Pháp càn trên địa bàn huyện Tiền Hải trong đó xã Nam Hải là một trong những nơi chịu ảnh hưởng lớn về người và của. Ngoài cử Ba Lạt thực dân Pháp dùng nhiều hình thức công phá oanh tạc vào đất liền ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng, đời sống dân sinh của của địa bàn huyện Tiền Hải nói chung... trong đó thực dân Pháp thực hiện bắn Pháo tiêm kích vào các địa điểm quan trọng của ta, trong đó có chùa Nổi (nay là chùa Tây quang). trong những lần bắn phá đó, có một quả pháo chúng bắn tới sân chùa nhưng không nổ, từ đó nhân dân trong vùng đổi tên chùa là "Chùa Tây".
Chùa Tây, trước kia là "Chùa Nổi", nay thường gọi là "chùa Tây" trải qua nhiều thời kỳ và có lịch sử như sau:
Chùa có từ thời đầu vua Gia Long năm 1802 (Tức là cách đây 216 năm) đến năm 1877 xây thành chùa (trong thời kỳ này nhân dân địa phương cùng trụ trì chùa tiến hành đúc chuông và tạc tượng). Đến đời vua Khải Định ngày 21/5/1923 chùa được tu bổ lần 2.
Đến đời vua Minh Mạng năm thứ chín 1828 doanh điền sứ tướng công Nguyễn Công Trứ về khai khẩn thành lập huyện Tiền Hải
Đến nay tại chùa còn lưu giữ:
1) Pho tượng Nổi đức chúa;
2) Gác chuông cổ được xây dựng cánh đây 190 năm;
3) Có 3 ngôi tháp Tổ tăng;
4) Trong chùa có câu đối Hoành phi hợp sắc cửa Đứ chúa.
(Kính mong các bậc cao niên và quý trư vị bổ sung chỉnh sửa để bản báo cáo tóm tắt về Chùa tây được phong phú và chuẩn mực).




...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................